Công nghiệp dệt may.
Thế kỉ 21 là thế kỉ của công nghiệp 4.0 với vô số đổi mới và thành tựu. Trong số đó, ngành công nghiệp dệt may có vai trò quan trọng và được chú trọng đầu tư phát triển.
Lí do Dệt may Việt Nam là mũi nhọn xuất khẩu của nhiều nước, đặc biệt là Trung Quốc, Việt Nam, Hàn Quốc,Pháp ..
Kinh tế đời sống xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu ăn mặc không chỉ dừng lại ở chỗ chỉ để phục vụ cho việc bảo vệ cơ thể, sức khoẻ con người mà còn để làm đẹp thêm cho cuộc sống .
Thêm nữa,dệt may là ngành “tiên phong” trong chiến lược xuất khẩu hàng hóa Việt Nam ra thị trường Thế Giới, thu về cho đất nước một lượng ngoại tệ khá lớn.Nhiều năm qua đã cho thấy đây là ngành có
đóng góp lớn và ổn định vào mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu .
Ngành công nghiệp dệt, may (công nghệ may) là gì?
Nói đơn giản, công nghiệp dệt may chính là là ngành sản xuất hàng may mặc, nhằm thỏa mãn, đáp ứng nhu cầu về may mặc, thời trang của con người với những sản phẩm đa dạng được thực hiện thông qua hệ thống sản xuất công nghiệp hiện đại, vừa đảm bảo về thẩm mỹ vừa đảm bảo về sản lượng sản xuất.
Qúa trình hình thành và phát triển của công nghiệp dệt may
Dệt may là một trong những hoạt động công nghiệp có từ xưa nhất của con người.
Trong thời kỳ cổ đại, may dệt cũng tuỳ thuộc vào thổ nhưỡng và sinh hoạt kinh tế, người ta sử dụng lông cừu, sợi bông, len và lá cây để mặc, các kỹ thuật may dệt đã mau chóng đạt mức độ tinh vi, có khi thành cả nghệ thuật.
Nguyên liệu dệt may đầu tiên của con người là sợi lanh.
Năm 1889, ông Chardonnet được coi như cha đẻ của kỹ nghệ sợi hoá học (chemical fibres) là chữ gọi chung cho các sợi nhân tạo (man-made fibres) và sợi tổng hợp (synthetic fibres). Mục đích của ông khi tìm cách làm tơ nhân tạo là để bình dân hoá vải vóc, tạo ra mặt hàng may mặc chất lượng cao.
Từ 1889 đến 1939, phải sau 50 năm sản lượng sợi hoá học trên thế giới mới đạt mức 1 triệu tấn một năm, nhưng chỉ 12 năm sau đã tăng gấp đôi, và cứ thế tăng vọt.
Vào những năm 1800s, để cho ra đới một bộ đồ hoàn chỉnh là kỳ tích vì người thợ phải làm hầu như tất cả các khâu.
Máy may ra đời năm 1846, đã đẩy mạnh tốc độ và sản lượng của ngành may mặc lên một tầm cao hoàn toàn mới.
Ngày càng tiến bộ, những năm 1900s-1950s, nhà máy công nghiệp bắt đầu xuất hiện, đẩy nhanh tiến độ phát triển của ngành công nghiệp thời trang.
Sản phẩm của ngành dệt may không chỉ là quần áo, vải vóc và các vật dụng quen thuộc như khăn bàn, khăn tắm, chăn mền, nệm, rèm, thảm, đệm ghế, ô dù, mũ nón v.v.
Ngành dệt may còn cần thiết cho hầu hết các ngành nghề và sinh hoạt: lều, buồm, lưới cá, cần câu, các loại dây nhợ, dây thừng, dây chão, các thiết bị bên trong xe hơi, xe lửa, máy bay, tàu bè (một chiếc xe hơi trung bình dùng đến 17 kí sợi vải), vòng đai cua-roa, vỏ săm lốp, ống dẫn, bao bì.
Nó còn bao gồm mọi vật liệu dùng để đóng gói, bao bọc, để lót, để lọc, để cách nhiệt, cách âm, cách điện, cách thuỷ, và cả những dụng cụ y khoa như chỉ khâu và bông băng.
Tình hình tại việt nam:
Ngành dệt may Việt Nam có sự ảnh hưởng bởi Con đường tơ lụa , từ Trung Hoa và ngành may mặc Châu Âu.
Ngành dệt may có thể được coi là bắt đầu khi thành lập nhà máy dệt Nam Định năm 1897.
Năm 1976 đánh dấu bước phát triển mới trong ngành dệt may – xuất khẩu dưới hình thức hợp đồng phụ (nhận bông và xuất khẩu thành phẩm).
Năm 1990-1992, khi hệ thống các nước XHCN bị tan rã, thị trường xuất khẩu của nước ta bị ảnh hưởng mạnh mẽ. Cùng thời gian đó Đảng và Nhà nước ta bắt đầu chính sách đổi mới nền kinh tế, chuyển đổi từ kinh tế bao cấp sang cơ chế quản lý tự hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa.
Ngành công nghiệp dệt may đã phát triển nhanh chóng và đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân.
Năm 2006: Xuất khẩu dệt may 5.8 tỷ USD và trở thành ngành xuất khẩu có doanh thu lớn thứ 2 sau dầu thô.
Gía trị tăng trưởng của sản phẩm dựa vào các yếu tố: công nghiệp dệt may, tư vấn bán hàng, marketing và chất liệu, dịch vụ hậu mãi.
Đặc thù của ngành công nghiệp dệt may việt nam
Về cơ cấu công ty theo sỡ hữu, doanh nghiệp tư nhân chiếm đến 84% tổng số doanh nghiệp trong khi doanh nghiệp FDI chỉ chiếm tỷ trọng 15%, phần còn lại 1% là các doanh nghiệp nhà nước. Tuy nhiên, xuất khẩu hàng dệt may của khối FDI trong 9 tháng/2017 đạt 11,6 tỷ USD, tăng nhẹ 9,5% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 60,5% trị giá xuất khẩu hàng dệt may của cả nước.
Một số doanh nghiệp vừa và nhỏ còn khá khó khăn trong việc kinh doanh, tiếp cận khách hàng, cũng như đầu tư trang thiết bị, máy móc hiện đại.
Về phương thức xuất khẩu: Hàng dệt may Việt Nam có chất lượng và uy tín, có thể đáp ứng được các đơn hàng lớn, sản lượng linh hoạt. Xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam hiện nay chủ yếu may gia công theo hình thức CMT đơn giản cho các hãng nước ngoài.
Ngành dệt may Việt Nam vẫn chưa chủ động tạo được nguồn nguyên phụ liệu đạt chất lượng cao trong nước phù hợp yêu cầu sản xuất hàng xuất khẩu mà phụ thuộc lớn vào nhập khẩu (khoảng 60-70%). Ngành dệt may chủ yếu nhập khẩu nguyên phụ liệu từ thị trường Trung Quốc, Đài Loan và Hàn Quốc. Ngành dệt may Việt Nam hiện nay đang phải nhập khẩu 90% bông nguyên liệu, 100% nhu cầu xơ sợi tổng hợp, 50% nhu cầu sợi bông và 80% vải khổ rộng.
Về nhân công: Giá lao động rẻ nhất so với các nước trong khu vực và thế giới nhưng chất lượng lao động không cao, đặc biệt lao động có trình độ chuyên môn thấp nên nâng suất lao động thấp hơn so với các nước trong khu vực.
Về nghiên cứu thị trường, quảng cáo: Sự hạn chế về năng lực nghiên cứu thị trường khiến cho nhiều đoạn khúc thị trường còn bỏ trống tạo điều kiện cho nhiều sản phẩm ngoại thâm nhập thị trường trong nước. Công tác quảng cáo, chiến lược “promotion”, các kênh bán lẻ còn nhiều hạn chế khiến cho nhiều thương hiệu nội địa dần dần chìm vào quên lãng như The Blue, Ninomax, N&M…..
Tóm lại, các doanh nghiệp Việt Nam cần nỗ lực hơn nữa nhằm nâng cao năng lực nội tại và tham gia sâu hơn nữa vào chuỗi giá trị của ngành.
Muốn nghành dệt may vận hành hiệu quả nhất, các thiết bị công nghệ vô cùng quan trọng, đi song song cùng với năng suất , trình độ của người lao động.
Viết bình luận